Trang chủ Tin tức Matching Score?

Matching Score?

bởi Nguyễn Thành Tiến

Hỏi 10 anh/em rằng? khi bắt đầu dự án SEO Tổng Thể đâu là công việc bạn mất nhiều thời gian nhất để xử lý, trường hợp SEO bộ từ khóa khoảng 1000 – 2000 keyword.

10 người thì 8 người nói tới là “Nhóm Từ Khóa” -> YES – mình đồng ý là như vậy.
Khi nói tới đây mình muốn truyền tải “Matching Score” là tên gọi được viết ra bởi góc nhìn của đội nhóm mình, chắc không có tài liệu nào diễn giải chi tiết về vấn đề này hay đề cập tới, bạn có thể tranh luận nếu cảm thấy không rõ ràng.
Nào cùng tìm hiểu nội dung cụ thể đây:
Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp, khi xét hai từ khóa có thể “chung một nhóm từ khóa hay không”.
z4629502182444 5bd615e6e2703543e556f1f8f4898d11
  • Cột thứ hạng: Thể hiện thứ hạng từ khóa và gồm có url ranking tương ứng
  • Đánh giá mức độ: Để đánh giá 2 từ khóa có thể nhóm chung “parent topic” hay không.
Xét ví dụ thực tế khi nhóm 2 keyword, không rõ intent là:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng (keyword 1).
  • Hội chứng dạ dày tá tràng (keyword 2).
Góc nhìn tổng quan:
  • Theo kiến thức học thuật thì nên tách thành 2 nhóm
  • Kết quả google trả về: kết quả kiểu so le url trùng nhau và không trùng nhau, không rõ ràng
Vậy trường hợp này khi nào nên “Tách hoặc Gộp”?
Trường hợp Gộp:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng (keyword 1)
  • Hội chứng dạ dày tá tràng (keyword 2)
z4629502351183 f090eb1b7b6a60a52a5a77b94746fe79Xét mức độ trùng khớp của keyword 1 & keyword 2:
  • 3 kết quả url trùng nhau & 7 kết quả url không giống nhau.
  • Vị trí so sánh kết quả trung bình: Keyword 1: từ Top 2 tới Top 5 (Trung bình Cao, xét theo bảng Matching score) Keyword 2: từ Top 3 – Top 5 (Trung bình Cao, xét theo bảng Matching score)
Matching score = Trung bình Cao
Kết luận: Cùng nhóm chủ đề
Nhiều bạn cho rằng phải 5 kết quả trùng nhau mới chung được 1 nhóm từ khóa? quan điểm này theo mình không đúng và cũng không sai nhé, nhưng mình chỉ cần 3 sánh kết quả là thấy đủ rồi, dưới 3 thì nên cân nhắc loại. Lý do tại sao lát phía mình chia sẻ phía dưới?
Trường hợp Tách:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng (keyword 1)
  • Hội chứng dạ dày tá tràng (keyword 2)
z4629502508571 da1a58eba374daeb51fc29572be78857Xét mức độ trùng khớp của keyword 1 & keyword 2:
  • 3 kết quả url trùng nhau & 7 kết quả url không giống nhau.
  • Vị trí so sánh kết quả trung bình: Keyword 1: từ Top 2 tới Top 5 (Trung bình -> Cao, xét theo bảng Matching score) Keyword 2: từ Top 7 – Top 10 (Trung bình -> Thấp, xét theo bảng Matching score)
⇒ Matching score: Trung bình Thấp
Kết luận: Không nhóm chủ đề

Tại sao Matching Score nên phân tích 3 kết quả mà không phải 5 kết quả?

  • Xét ở trường hợp nếu trùng 5 kết quả thì đa số chúng cùng 1 nhóm từ khóa nên chúng ta bỏ qua trường hợp này.
  • Xét ở trường hợp trùng 3 kết quả thì tỉ lệ “Có / Không” mong manh khó đoán trước, vì vậy matching score để đánh giá phân loại mức độ phù hợp “Trung bình cao – Trung bình thấp” như 2 ví dụ ở trên.

z4629502741706 d133daae991e5d8bb5000647a49e1785Lợi ích nhóm từ khóa theo công thức Matching Score?

  • Nhóm từ khóa ở vị trí Top 3 – 5 thường có khuynh hướng trụ hạng tốt và nhảy hạng lên vị trí TOP 1 – 3 tỉ lệ cao hơn là nhóm từ khóa ở vị trí Top 7 – 10, vì vậy xét ra chúng vẫn có thể SEO chung cùng 1 nhóm từ khóa khi chỉ có 3 kết quả trùng khớp nhau.
  • Tránh được xung đột cannibal hai từ khóa ở trong giai đoạn đầu, trong lúc hai từ khóa intent không rõ ràng nếu tách chúng ra thành 2 URL SEO khác nhau tỉ lệ chọi nhau và dẫn tới cannibal rất cao, mà cannibal là lý do kìm hãng thứ hạng không bật TOP cao lên được, phương pháp nhóm từ khóa matching score sẽ giúp SEOer hạn chế mắc phải trường hợp đó khi áp dụng đúng công thức.
  • Điểm độc đáo của công thức nhóm key matching score đó là “vô thưởng vô phạt”, trường hợp về lâu dài google có thay đổi intent đi chăng nữa bạn vẫn có thể viết bổ sung bài mới cho topic đó – sẽ đơn giản hơn việc xử lý 2 bộ topic bị cannibal khi nhóm không chuẩn từ đầu.
  • Tối ưu nguồn lực, thời gian, công sức, chi phí – hiểu đơn giản rằng cứ 1 topic sinh ra là bị tốn kém nhiều loại chi phí khác nhau: viết content, công triển khai, công tối ưu, công xử lý? mà công đi xử lý cannibal là khó và cực nhất không phải bạn nào cũng chắc tay xử lý tốt vấn đề này. (Bài chia sẻ đầy đủ về cannibal của anh @hà việt nam, bạn nên đọc khi cần xử lý,link đính kèm: )
  • … mình nghĩ còn nữa đó :))) nhưng tới đây thôi đã.
Nếu bạn không rõ ở đâu thì comment mình giải đáp nhé, phương pháp này mình áp dụng trực tiếp vào sản phẩm công cụ SEO ngày tới có sự kiện ra mắt. Ngoài ra những ngành đa dạng thông tin dễ bị trùng khớp nhau như YMYL thường xuyên gặp phải nên bạn cần lưu tâm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
#heroseo #seoreporter #seoreporter_tools
Bình luận về bài viết
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

Chưa có bình luận nào

Bài viết liên quan

Ra mắt khoá học