Trang chủ Report SEO SEO Audit là gì? Cách Audit Website tổng thể tăng hiệu suất tìm kiếm

SEO Audit là gì? Cách Audit Website tổng thể tăng hiệu suất tìm kiếm

bởi Nguyễn Thành Tiến
seo audit là gì

SEO Audit là công việc cần được thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu suất tìm kiếm tự nhiên tốt nhất cho website. Vậy SEO Audit là gì? Khi nào cần thực hiện Audit Website? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bí kíp hay nhất về SEO Audit. Hãy đọc tiếp nhé!

Cách SEO Audit website chi tiết

Hướng dẫn chi tiết SEO Audit Website tăng thứ hạng tìm kiếm

SEO Audit là gì?

SEO Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá hiệu suất hoạt động hiện tại của Website dựa trên các tiêu chí như Crawling, Indexing, Onpage, Offpage, Content,… SEO Audit còn là việc kiểm toán việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Tìm hiểu khái niệm SEO Audit là gì

SEO Audit là gì?

SEO Audit nên được thực hiện thường xuyên, nó được gọi là “kiểm tra sức khỏe định kỳ” cho Website. Mục đích là để xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên của website.

SEO Audit sẽ tiết lộ:

  • Các vấn đề về kỹ thuật SEO
  • Các vấn đề liên quan đến cấu trúc website
  • Các vấn đề về SEO Onpage
  • Các vấn đề tiềm ẩn bên ngoài trang web
  • Các vấn đề liên quan đến trải nghiệm người dùng trên trang web
  • Content Gaps và cơ hội
  • Đối thủ cạnh tranh
SEO Audit giúp tăng lưu lượng truy cập website

SEO Audit giúp tăng traffic website nhanh chóng

Khi thực hiện SEO Audit đúng cách, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về các vấn đề mà website đang gặp phải. Từ đó, lên phương án “chữa bệnh” để cải thiện hiệu suất tìm kiếm tự nhiên cho website.


Tìm hiểu SEO Audit cơ bản cho người mới bắt đầu

Khi nào cần thực hiện SEO Audit?

Là một SEOer, bạn tuyệt đối không được quên 3 thời điểm vàng để thực hiện SEO Audit dưới đây.

Khi bắt đầu triển khai dự án mới

Khi bắt đầu một dự án mới, bạn cần đề ra chiến lược triển khai cụ thể cho dự án đó. SEO Audit tổng thể website sẽ giúp bạn biết được tình trạng hiện tại của website. Nhờ đó, bạn sẽ có hướng đi đúng đắn và thành công trong dự án.

Tháng đầu tiên của mỗi quý

Khi triển khai dự án SEO, bạn thường đưa ra OKRS cho từng quý? Phải không nào?

Bên cạnh đó, trong 3 tháng trước triển khai thì ít nhiều sẽ gặp các vấn đề phát sinh và kiềm hãm hiệu suất tìm kiếm tự nhiên của website.

Lúc này, bạn cần thực hiện SEO Audit để đánh giá tổng quan website và điều chỉnh OKRS kịp thời cho phù hợp với tình hình hiện tại. Từ đó, website của bạn sẽ rank top dễ dàng và nhanh chóng. Kế hoạch của bạn sẽ diễn ra thuận lợi và trơn tru hơn.

Khi website có dấu hiệu bất thường

SEO Audit có thể giúp bạn nắm bắt và kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh của website.

Tuy nhiên, nếu website của bạn có quy mô nhỏ thì không nên lạm dụng audit thường xuyên. Thay vào đó, bạn nên tập trung cho các hạng mục khác quan trọng hơn. Bạn có thể kéo giãn thời gian audit ra, khoảng 4 – 6 tháng audit một lần, và audit khi website có dấu hiệu bất thường.

Nếu website của bạn có quy mô trung bình và lớn thì SEO Audit rất cần thiết. Đặc biệt, khi bạn cảm thấy lưu lượng truy cập tự nhiên có xu hướng giảm thì nên Audit để kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề phát sinh.

Các hạng mục SEO Audit website

Khi thực hiện SEO Audit Website, cần làm kỹ và không được bỏ qua bất kì hạng mục nào dưới đây.

Technical SEO Audit

Technical SEO Audit là việc bạn kiểm tra xem website có hoạt động bình thường không thông qua khả năng tiếp cận và khả năng Index.

Khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận chính là việc Google và người dùng có tiếp cận được với trang web của bạn không. Nếu người dùng không nhìn thấy trang web của bạn thì dù bạn có tạo ra nội dung mới cũng chẳng đem lại lợi ích gì.

Để kiểm tra khả năng tiếp cận của website, bạn vào tệp robots.txt hoặc các thẻ meta robot. Bởi đôi khi một số trang bị chặn khiến Google không vào crawl được mà bạn không hề hay biết.

>> Tìm hiểu thêm: File robots.txt là gì? Hướng dẫn tạo và kiểm tra file robots.txt
Kiểm tra các trang bị chặn trong robots.txt

Kiểm tra xem có trang nào bị chặn bởi robots txt không

Sitemap website cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Vì đây là bản đồ hướng dẫn trình thu thập thông tin. Do đó, sitemap cần được định dạng đúng và được gửi đến tài khoản của quản trị website.

>> Xem thêm: Sitemap là gì? Cách kiểm tra sitemap website chuẩn xác
Kiểm tra các trang web đã được gửi hết lên sitemap chưa

Kiểm tra những trang chưa được gửi lên sitemap

Ngoài ra, cấu trúc website cũng là yếu tố quyết định website của bạn có dễ dàng để người dùng và Googlebot tiếp cận hay không.

Do đó, khi SEO Audit Website, hãy đảm bảo rằng người dùng chỉ cần vài cú click chuột là đã chuyển từ trang chủ sang trang còn. Càng ít nhấp chuột thì trình thu thập thông tin càng dễ truy cập vào trang web.

Đôi khi, chuyển hướng cũng gây ra một vài sự cố không mong muốn. Nó có thể khiến trình thu thập thông tin không thể truy cập trang web đó nữa. Bởi trang đó đã bị xóa hoặc di chuyển sang trang khác.

Vì vậy, bạn cần phải tạo ra chỉ dẫn để Googlebot có thể tiếp cận được trang web mà bạn mong muốn.

Audit Technical SEO rất quan trọng đối với khả năng thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm. Vậy, còn người dùng thì sao?

Bạn hãy tưởng tượng xem, khi người dùng truy cập website với tốc độ load web cực kỳ chậm? Chắc chắn họ sẽ không kiên nhẫn chờ đợi mà thoát ra ngay lập tức. Do đó, cải thiện tốc độ website là một việc rất cần thiết.

Kiểm tra tốc độ website trong quá trình SEO audit

Tăng tốc độ trang web để tăng trải nghiệm người dùng

Bên cạnh đó, một giao diện bạn thấy vừa mắt nhưng chưa chắc đã tối ưu trải nghiệm người dùng. Chỉ khi tìm được những thông tin nhanh chóng và đáng tin cậy thì người dùng mới ở lại lâu hơn và tương tác nhiều hơn với website của bạn.

Hiện nay, người dùng sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm ngày càng nhiều. Do đó, hãy đảm bảo website không những thân thiện với máy tính để bàn mà còn thân thiện với thiết bị di động

Từ đó, bạn sẽ không bỏ phí một lượng truy cập lớn đến từ thiết bị di động, gia tăng cơ hội chuyển đổi và tăng doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.

>> Tìm hiểu ngay: Google Pagespeed Insights là gì? Cách tối ưu tốc độ website với Pagespeed Insights

Khả năng Index

Khả năng Indexkhả năng tiếp cận luôn đi đôi với nhau. Google có tiếp cận được bài viết của bạn thì mới tiến hành thu thập thông tin và Index bài viết đó. Trang web của bạn được Index có nghĩa là sẽ hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Kiểm tra khả năng Index website

Kiểm tra khả năng Index website

Đôi khi, Google đã crawl bài viết của bạn nhưng người dùng lại không thể nhìn thấy bài viết đó. Tại sao?

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra xem đó có phải là hình phạt của Google không.

Đây là một trong những lý do khiến trang web của bạn không được hiển thị. Do trình thu thập dữ liệu hoạt động trên mỗi trang web là khác nhau. Cho nên, nếu website của bạn có quy mô lớn với nhiều nội dung thì các trang đích được Index ngay lập tức.

Ngoài ra, các Blogger thỉnh thoảng đăng một vài bài thì khả năng Index những bài này thường chậm hơn.

Bạn có thể lo lắng Google sẽ áp dụng hình phạt khi phát hiện ra các vấn đề về khả năng tiếp cận và các sự cố khác. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng. Nếu thật sự có hình phạt thì Google sẽ gửi thông báo đến tài khoản công cụ quản trị website.

Trong trường hợp đó, bạn cần xem xét lại:

  • Lý do phạt là gì
  • Khắc phục sự cố
  • Yêu cầu xem xét lại

Có những trường hợp xấu nhất thì bạn phải tốn một khoản phí để khắc phục vấn đề này.

>> Gợi ý: Google Index là gì? Hướng dẫn cách giúp Google Index nhanh

SEO Onpage Audit

Sau khi đã audit Technical xong thì website của bạn cũng đã vào trạng thái ổn định, cả robot và người dùng đều đã truy cập được website. Lúc này, bạn cần tiến hành SEO Onpage Audit để thúc đẩy thứ hạng SEO.

Các vấn đề chung

Tất cả các nội dung trên website của bạn đảm bảo hữu ích cho người dùngliên quan đến chủ đề chung của website.

Nhiều trang web chèn những nội dung quảng cáo vào website nhằm mục đích tăng doanh thu. Tuy nhiên, điều này chỉ có lợi trong khoảng thời gian ngắn. Về sau, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO của bạn.

Ngoài ra, trang web của bạn cũng có thể bị duplicate contentKeyword Cannibalization (ăn thịt từ khóa) giữa các trang.

Sản xuất quá nhiều nội dung cho 1 chủ đề gây ra duplicate content

Duplicate content do sản xuất quá nhiều nội dung cùng một chủ đề

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do bạn sản xuất quá nhiều nội dung cho cùng một chủ đề. Việc này có thể tốt để tăng lưu lượng truy cập trang web lên. Nhưng nó lại dẫn đến trùng lặp nội dung.

Những trang này có thể kìm hãm khả năng lên top của nhau. Bởi bạn đang làm cho Google bối rối. Google có thể Index nhiều trang hơn nhưng không biết sẽ xếp hạng cho nội dung nào trong số các trang trùng lặp đó.

Đối với trường hợp Keyword Cannibalization cũng vậy.

Vì vậy, SEO Onpage Audit giúp cải thiện thứ hạng một từ khóa xuất hiện trong nhiều trang khác nhau. Bởi Google sẽ công nhận một trang tốt và xếp hạng cho nội dung trang đó. Những trang không mang lại lợi ích cho SEO thì Google sẽ không truy cập nữa.

Các vấn đề của từng trang

Trên thực tế, nội dung là yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng trang web. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo bài viết được cấu trúc chặt chẽ và hướng đến mục tiêu nhất định.

Các tiêu chí quan trọng cần chú ý:

  • URL ngắn gọn, dễ hiểu, mô tả đúng nội dung và chứa keyword chính.
  • Dùng dấu gạch nối (-) để phân tách các từ trong URL.
  • Nội dung của từng trang đảm bảo tối thiểu trên 500 từ.
  • Nội dung cung cấp giá trị hữu ích, độc đáo cho người đọc.
  • Nội dung đúng chính tả, ngữ pháp, chứa các LSI keyword.
  • Tối ưu hóa hình ảnh trong bài viết.
  • Đặt title, meta hấp dẫn, thu hút kèm lời kêu gọi hành động.
  • Đi Internal đến các trang liên quan.

SEO Offpage Audit

SEO Offpage là một yếu tố hoàn hảo cho việc ranking thứ hạng cao. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng website của bạn được người dùng truy cập từ nguồn uy tín, đáng tin cậy.

SEO Audit Offpage

Phân tích và audit SEO Offpage

Đầu tiên, hãy kiểm tra xem website của bạn được trỏ về từ những website nào. Đó có phải là website uy tín? Hay những trang web đen (trang web sex, cá độ,…)?

Nếu website của bạn được trỏ về từ những nguồn uy tín, thì chúc mừng bạn, bạn sẽ có cơ hội ranking top cao trên Google.

Tuy nhiên, nếu là những trang web không uy tín, có nội dung đồi trụy thì bạn nên disavow những backlink này ngay. Bởi những trang như thế này sẽ làm website của bạn trở nên mất giá trị trong mắt Google.

Ngoài ra, nội dung bài viết thân thiện và mang lại giá trị cho người đọc là một yếu tố bạn cần quan tâm. Website có nội dung tốt, nhiều liên kết trỏ về thì lưu lượng truy cập trang web tăng lên và tỷ lệ thoát giảm xuống.

Phân tích từ khóa và đối thủ trong ngành

Trong SEO, phân tích từ khóa là đơn vị đo lường nhỏ nhất. Phân tích từ khóa cũng chính là phân tích đối thủ cạnh tranh.

Phân tích và lựa chọn các từ khóa SEO phù hợp

Phân tích và lựa chọn các từ khóa SEO phù hợp

Về cơ bản, phân tích từ khóa là phân tích độ khó và lưu lượng truy cập. Độ khó từ khóa thể hiện mức độ xếp hạng của từ khóa đó. Từ khóa có độ khó càng lớn thì khả năng xếp hạng càng khó.

Do đó, bạn nên chọn các từ khóa có độ khó trung bình và lưu lượng truy cập trung bình để SEO trước. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhanh chóng tăng lưu lượng truy cập và đánh bại các đối thủ thì hãy chọn các từ khóa có độ khó trung bình, lưu lượng truy cập cao hoặc các từ khóa có độ khó thấp, lưu lượng truy cập trung bình.

Đặc biệt, bạn cần xem xét kỹ lưỡng để chọn những từ khóa tiềm năng và xuất bản nội dung giá trị cho những từ khóa đó. Từ đó, website của bạn sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Các công cụ phân tích từ khóa hay nhất bạn nên tham khảo là Google Keyword Planner, Ahrefs.

Lưu ý khi thực hiện SEO Audit website

SEO Audit là một công việc cần thiết và quan trọng. Do đó, khi audit website bạn cần lưu ý một vài nguyên tắc sau để mang lại hiệu quả audit tốt nhất.

Những điều nên khi SEO Audit 

Trước hết, bạn cần phải thực hiện SEO Audit một cách toàn diện. Bao gồm cả các thành phần cấu trúc và nội dung ảnh hưởng đến khả năng hiển thị SEO.

Nó sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại website của bạn. Nếu có bất kỳ phần nào bị thiếu sẽ ảnh hưởng đến đến kết quả phân tích.

SEO Audit phải dễ hiểu. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn có thể kết nối các vấn đề SEO đang ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu hoặc doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra hướng giải quyết cho từng vấn đề cụ thể.

Cuối cùng, các đề xuất SEO Audit phải có kế hoạch khắc phục rõ ràng, khả thi. Mục tiêu quan trọng của SEO Audit là tìm ra các vấn đề không tốt của website và đưa ra hướng khắc phục.

Những điều không nên khi SEO Audit

Không nên vội vàng thực hiện SEO Audit. Bạn cần thời gian để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề ảnh hưởng đến website của bạn. Tùy thuộc vào quy mô trang web của bạn, thời gian audit có thể mất từ ​​2 – 6 tuần để hoàn thành.

Cần phải có trách nhiệm giải trình khi thực hiện các thay đổi lớn đối với bất kỳ trang web nào. Các chuyên gia SEO phải tiến hành điều tra kỹ lưỡng để đưa ra các đề xuất chính xác, có tác động.

Bạn không nên áp dụng một tiêu chuẩn SEO Audit cho tất cả các website. Bởi không phải website nào cũng phải có đầy đủ các hạng mục đó. Tùy vào từng loại và quy mô website mà có chiến lược SEO Audit phù hợp.

Checklist SEO Audit tổng thể

Tùy vào tình trạng mỗi website mà sẽ áp dụng các cách SEO Audit khác nhau. Hãy tham khảo một số checklist SEO Audit tham khảo để áp dụng cho website của bạn.

Technical 

  • Trang web của bạn có chạy nhanh, mượt mà?
  • Website có mobile friendly – thân thiện người dùng?
  • Có cài đặt https?
  • Www có redirect với không www?
  • Http có redirect với https có?
  • Robots.txt có chặn googlebot không?
  • Website có sitemap?
  • Trang web đã sửa hết trang 404?
  • Website có bị trùng thẻ heading 1 và heading 2?
  • Website có bị trùng thẻ meta description
  • Hình ảnh đã có thẻ ALT?

User experience

  • Website không có tỉ lệ bounce rate trên 90%?
  • Time on-site tối thiểu một phút?
  • Đã đăng ký và tối ưu Google my business?
  • Bài viết được chia sẻ lên mạng xã hội một cách tự nhiên?

Content

  • Content unique?
  • Content tốt hơn so với đối thủ?
  • Content đúng chính tả, ngữ pháp?
  • Nội dung trên trang web có giá trị?

Onpage

  • Từ khóa có trong title?
  • Meta description hấp dẫn, chứa từ khóa?
  • Từ khóa có chứa trong 150 chữ đầu tiên của bài viết?
  • Url có chứa từ khóa và ngắn gọn?
  • H1, url và title là các từ khóa liên quan với nhau?
  • Hình ảnh đã có thẻ ALT?
  • Liên kết trỏ đến các trang liên quan?

Backlinks

  • Phần lớn backlinks tới từ trang web liên quan?
  • Website nhận được link từ các trang uy tín?
  • Hồ sơ liên kết đa dạng?
  • Tỷ lệ các loại Anchor Text đã phù hợp?

Hướng dẫn SEO Audit Website hiệu quả

Các công cụ hỗ trợ SEO Audit

Có rất nhiều công cụ SEO để thực hiện SEO Audit dễ dàng. Dưới đây là 5 công cụ bạn nên tham khảo:

  1. Semrush Site Audit Tool: Cung cấp cái nhìn toàn diện, từ trên xuống về hiệu suất trang web của bạn.
  2. Google Analytics: Cung cấp các số liệu và dữ liệu về hiệu suất trang web của bạn trong công cụ tìm kiếm.
  3. Google Search Console:  Cho phép bạn xem liệu trang web của mình có được lập chỉ mục chính xác hay không và nó xuất hiện như thế nào trong SERP.
  4. Google PageSpeed ​​Insights: Đo lường hiệu suất trang trên trang web của bạn cho cả nền tảng di động và máy tính để bàn
  5. Google Schema Markup Testing Tool: Công cụ cho phép bạn kiểm tra và xác minh rằng schema của bạn không có lỗi
Công cụ SEO Audit website

Công cụ SEO Audit website

Những vấn đề sẽ diễn ra trong và sau khi SEO Audit

Như tôi đã đề cập ở trên, SEO Audit có thể mất từ ​​2 – 6 tuần. Trong thời gian này, bạn cần phân tích và tìm ra các lỗi trên trang web của bạn. Tuy nhiên, cứ 1 hoặc 2 tuần bạn cần báo cáo tiến độ hoàn thành các hạng mục Audit cho đội nhóm của mình cùng nắm bắt.

Trong bất kỳ lần SEO Audit nào, bạn cũng sẽ phát hiện được một vài vấn đề. Do đó, khi phát hiện các vấn đề bất thường, bạn cần xử lý ngay để quá trình phát hiện các lỗi khác được dễ dàng hơn.

Sau khi đã hoàn tất các hạng mục audit, bạn cần phải làm báo cáo về những vấn đề lỗi phát sinh và khắc phục được với chủ sở hữu website. Mặt khác, đó cũng là cách giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng hiện tại của website.

Những câu hỏi thường gặp về SEO Audit

Lợi ích của SEO Audit là gì?

  • Cải thiện hiệu suất trang web
  • Tối ưu hóa nội dung
  • Tăng sự hài lòng của người dùng trên trang web
  • Định vị trang web tốt hơn trên công cụ tìm kiếm
  • Tăng lưu lượng truy cập website

SEO Audit mất bao lâu?

Thời gian SEO Audit toàn diện và kỹ lưỡng phụ thuộc vào độ lớn trang web của bạn. Tuy nhiên, trung bình mất khoảng 2-6 tuần để hoàn thành các hạng mục audit website.

Các dấu hiệu của website cần SEO Audit là gì?

  • Lưu lượng truy cập tự nhiên và tỷ lệ chuyển đổi giảm
  • Trang web có tỷ lệ thoát cao
  • Thứ hạng từ khóa giảm không lý do

Kết luận

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về SEO Audit là gì và tầm quan trọng của nó. SEO Audit có thể giúp bạn đưa ra một chiến lược vững chắc khi bắt đầu một dự án mới và là một phần thiết yếu của thành công liên tục.

Phát hiện các vấn đề càng nhanh càng tốt, nó giúp bạn có thể khắc phục các sự cố khiến trang web không phát huy được hết tiềm năng của nó.

Bình luận về bài viết
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

Chưa có bình luận nào

Bài viết liên quan