Trang chủ Tin tức KINH NGHIỆM GIẢM THIỂU RỦI RO FAIL DỰ ÁN

KINH NGHIỆM GIẢM THIỂU RỦI RO FAIL DỰ ÁN

bởi Nguyễn Thành Tiến

Bạn sẽ thường nghe mình chia sẻ nhiều tới các bài viết case thành công dự án , nhưng thất bại thì chưa được chia sẻ tới, bài viết này mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của một người quản trị dự án dành tới bạn.

Thất bại là kinh nghiệm hay , còn thành công chỉ là kết quả cuối cùng của các phép thử.

I. ĐẶT KỲ VỌNG QUÁ CAO SO VỚI THỰC TẾ

Nhiều dự án lập kế hoạch hừng hực khí thế triển khai tất cả đều phải vào hết Top 1 – 3 & Traffic thì đạt 50k – 100k nhưng thực tế thì lại khác xa so với dự tính.

  • Đội ngũ nhân sự không đủ triển khai
  • Muốn làm nhiều nhưng chi phí phải thấp
  • Chi phí nếu tự triển khai SEO thường sẽ kênh lên tầm 10% – 20% so với dự kiến ban đầu, chưa kể tới chi phí tăng theo thị trường. (tùy năng lực quản lý mỗi team)
  • Bộ phận tác team phối hợp không ăn ý khi khối lượng công việc lớn , thường bị lủng chỗ này chỗ kia dẫn đến chất lượng cuối cùng không được đảm bảo.
  • Các hạng mục trong quá trình triển khai bị dàn trải không match lại được với nhau
  • “Muốn nhanh thì phải từ từ” , câu này rất đúng – vì SEO là cuộc chiến đường dài ông nào chịu khó làm và chịu khó đầu tư lâu dài thì ông đó thắng . nhanh quá không tốt mà chậm quá cũng không xong.
  • Yếu tố về market size & market share điều này nhà quản trị cần nghiên cứu tính toán.

Đa số các dự án SEO Fail của phía client đều gặp phải trường hợp này , dẫn đến kết quả cuối cùng không được như mục tiêu mong muốn và mất đi chi phí cơ hội.

II. BỘ PHẬN TEAM KHÔNG MATCH ĐƯỢC VỚI NHAU

Trong bài viết mình có chia sẻ về “Quy Trình SEO” , bạn phải hiểu rằng các công việc đó chúng có mối liên kết rất mật thiết với nhau.

Bạn tưởng tượng SEO như việc xây dựng một ngôi nhà vậy, xây nhà như thế nào thì SEO cũng giống như vậy. Phải xây từ phần móng rồi mới tới mái nhà , “có ai bao giờ xây mái rồi mới đi làm móng nhà bao giờ đâu” .

Khi đổ móng nhà, cần có đủ các nguyên liệu: gạch, xi, sắt, thép… rồi mới tiến hành đổ bê tông chứ thiếu một trong những thứ đó thì không ổn.

SEO đúng như vậy để một công việc được hoàn thiện thì mọi yếu tố bên trong nó nên được hoàn tất một cách đầy đủ để ra sản phẩm chất lượng nhất.

Các công việc trong quá trình SEO cần sự phối hợp tốt của các bộ phận trong đó: Design, Dev, Content, Technical.

Một bộ phận bị delay / stop dẫn tới nguyên một dàn đằng sau đều bị đứng luôn nên vì vậy trong dự án SEO, để đảm bảo thành công thì luôn phải có một

“Team Leader có kinh nghiệm quản lý và biết cách điều phối giữa các team” .

Vì vậy trong một dự án luôn phải có 2 bộ phận chủ chốt như sau: Content Leader & SEO Leader nhằm take care dự án.

III. WEBSITE ĐÃ TỪNG BỊ GOOGLE PENALTY HOẶC BLACKLIST GOOGLE

Google Penalty được hiểu cơ bản là các hình phạt của google, do website vi phạm các tiêu chuẩn hay chính sách của google đưa ra.

Website bị google penalty đến từ nhiều lý do khác nhau: crawl content, website mã độc, spam backlink…. Tùy vào mức độ nặng/nhẹ của vấn đề thì mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác.

Trong quá trình SEO nhiều trường hợp xây dựng backlink không có nguyên tắc và đi backlink theo một cảm hứng “thích đi là đi” xong sau đó “website đi luôn là có thật” .

Nên vì vậy để loại trừ rủi ro thì nên cần kiểm tra history của website thật kỹ lưỡng xem lịch sử tăng / giảm traffic trên các công cụ đo lường semrush , ahrefs ra sao . Hãy thận trọng ở khâu này khi bắt đầu start dự án.

Trường hợp website vào blacklist google thì cũng hơi hiếm xảy ra nhưng mình note để bạn có thêm kiến thức.

Check miễn phí từ google: https://transparencyreport.google.com/safe-browsing/search

IV. DỰ ÁN KHÔNG KHẢ THI VÀ TỶ LỆ RỦI RO CAO

Không ít client , agency dính phải trường hợp này do định hình chiến lược SEO sai ngay từ ban đầu thì nguyên cả dự án đều bị sai. (mình đã gặp phải một vài case)

Ở một số ngành nghề ít cạnh tranh thì không sao các bạn không gặp phải, nhưng nếu ở trong thị trường SEO Ecommerce dữ liệu lớn cỡ 2k – 4k sản phẩm và SEO YMYL mà bên mình đang triển khai thì thực sự rất khó.

? Bài toán SEO Ecommerce dữ liệu lớn vài nghìn sản phẩm là một câu chuyện không dễ dàng để kiểm soát được chất lượng tổng thể toàn website , nhưng nếu không kiểm soát được chất lượng thì bạn không có cửa để lên top đấu với dienmayxanh, thegioididong, fpt đâu . Trong một vài video video mình có chia sẻ một số case study mà mình cạnh tranh SEO-Ecommerce với Dienmayxanh / TGDD bạn muốn tham khảo mình sẽ chia sẻ lại video đó. Nếu kinh nghiệm đã nắm chắc rồi bạn hoàn toàn có thể đem thứ hay ho đó ra làm thị trường Global “đơn giản vì đó là tiêu chuẩn cao” .

? Đối với thị trường YMYL hiểu cơ bản là SEO ở lĩnh vực tài chính / y tế / sức khỏe… , trước đây team mình cũng đã từng đứng #1 “thuốc giảm cân” hay lĩnh vực tài chính nên mình hiểu được độ khó của nó ra sao “câu chuyện không phải 1 sớm 1 chiều là lên được” . Mình SEO #1 “dịch vụ seo tổng thể” & “thuốc giảm cân” là hai bài toán hoàn toàn khác nhau hoàn toàn , dịch vụ seo tổng thể thì có thể dùng traffic user để lên nhưng đối với thuốc giảm cân thì câu chuyện không hề đơn giản nếu tính expertise theo nghĩa đen và nghĩa bóng không được làm tốt.

Nên trường hợp gặp phải dự án ở các ngành này thì cần phân tích và tính toán thật sự kỹ lưỡng, để tránh dự án không đạt được kết quả như mong muốn.

V. YẾU TỐ VỀ NGOẠI CẢNH KHÁC

Trong quá trình triển khai thì về vấn đề cạnh tranh là điều không tránh khỏi , nhiều ngành SEO cạnh tranh không được lành mạnh với website của bạn.

? Có thể bị xâm hại website, report dmca, spam content, spam traffic, spam backlink … mỗi cách spam đều có cách triển khai khác nhau nhưng mục đích chung là khiến đối thủ không có cơ hội cạnh tranh , nói vậy nhưng tất cả đều có phương án để xử lý quan trọng bạn cần nhận ra để xử lý cho kịp thời.

Vì vậy ngoài kiến thức SEO mình hay được học thì nên trang bị thêm các kiến thức xử lý rủi ro trong quá trình triển khai SEO nữa thì bạn rất tuyệt vời. Còn kinh nghiệm nào khác bạn có thể đóng góp thêm trong phần bài viết này.

Chúc bạn thành công!

#From_Hero_SEO_Agency

Bình luận về bài viết
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

Chưa có bình luận nào

Bài viết liên quan